hiệu trưởng mầm non- Học Chứng Chỉ Sư Phạm https://chungchisupham.com/tag/hieu-truong-mam-non Các khóa học để đi làm Fri, 01 Apr 2022 03:57:40 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 https://chungchisupham.com/wp-content/uploads/2016/03/cropped-12006280_1648143848794850_4292420546904391316_n-32x32.jpg hiệu trưởng mầm non- Học Chứng Chỉ Sư Phạm https://chungchisupham.com/tag/hieu-truong-mam-non 32 32 Học lớp hiệu trưởng mầm non https://chungchisupham.com/hoc-lop-hieu-truong-mam-non-1127.html https://chungchisupham.com/hoc-lop-hieu-truong-mam-non-1127.html#respond Thu, 08 Oct 2020 08:26:14 +0000 https://chungchisupham.com/?p=1127   HỌC LỚP HIỆU TRƯỞNG MẦM NON Việc Mở lớp HIỆU TRƯỞNG MẦM NON do CĐSPTW cấp cho học viên nhằm đáp ứng yêu cầu về khả năng lãnh đạo và quản lý toàn diện các hoạt động trong trường mầm non. Học viện sẽ có bản lĩnh trong điều hành và hiểu biết rộng [...]

The post Học lớp hiệu trưởng mầm non appeared first on Học Chứng Chỉ Sư Phạm.

]]>
  HỌC LỚP HIỆU TRƯỞNG MẦM NON

Việc Mở lớp HIỆU TRƯỞNG MẦM NON do CĐSPTW cấp cho học viên nhằm đáp ứng yêu cầu về khả năng lãnh đạo và quản lý toàn diện các hoạt động trong trường mầm non. Học viện sẽ có bản lĩnh trong điều hành và hiểu biết rộng về các mối quan hệ trong xã hội. Biết phối hợp tham gia công tác quản lý chuyên môn ở các cấp và hình thành năng lực quản lý ở trường mầm non.

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. Hồ Chí Minh phối kết hợp với Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam tổ chức lớp Đào tạo hiệu trưởng trường mầm non. Kế hoạch cụ thể như sau:

Khóa học hiệu trưởng mầm non dành cho ai và học ở đâu

Nhiều anh chị muốn tham gia lớp học mà không biết học ở đâu, học thời gian nào và học bao nhiêu lâu xin thưa với quý học viên bên trung tâm hiện có các lớp trực tiếp và trực tuyến rất linh động anh chị có thể được tư vấn cụ thể qua số 0902919955

Dành cho những người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo sư phạm mầm non hoặc giáo dục mầm non có nhu cầu làm hiệu trưởng các trường mầm non công lập, 

Nội dung lớp học hiệu trưởng mầm non cần học 

 

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tâm lý học quản lý

30

2

Một số vấn đề lý luận về QLGD và QLGDMN

30

3

Cơ sở pháp lý quản lý trường mầm non và quản lý hành chánh

20

4

Quản lý công tác chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh, sức khỏe, đảm bảo an toàn)

20

5

Quản lý tài chánh, cơ sở vật chất và nhân sự trong trường mầm non

30

6

Sáng tạo và biểu hiện sáng tạo của trẻ mầm non trong hoạt động nghệ thuật

20

7

Kỹ năng giao tiếp sư phạm và làm việc với phụ huynh

30

8

Hiệu trưởng với công tác quản lý trường mầm non bằng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch quản lý trường mầm non phù hợp với thực tế. Hiệu trưởng với công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá

30

9

Xây dựng môi trường giáo dục trẻ

20

10

Quản lý chế độ sinh hoạt, phát triển số lượng trẻ. Quản lý thực hiện chương trình

30

11

Kiến tập tại các trường mầm non

30

12

Thi cuối khóa

 

Tổng cộng

300

Tại sao cần phải học hiệu trưởng mầm non 

Chứng chỉ hiệu trưởng mầm non là điều kiện bắt buộc cho những anh chị làm hiệu trưởng ở các trường mầm non tư thục hoặc công lập

Học lớp hiệu trưởng mầm non có khó không

với sự nhiệt huyết của đội ngũ giảng viên, anh chị tham gia lớp học sẽ năm được những kiến thức vô cùng bổ ích cho công việc quản lý sau này của mình, thời gian học linh động cho anh chị sắp xếp và chọn ra được lịch học hợp lý nhất 

10 Điều Để Tạo Nên Một Hiệu Trưởng Thành Công

  • Họ luôn tạo dựng xung quanh mình những đồng nghiệp là những giáo viên tốt
  • Lãnh đạo bằng việc làm gương
  • Suy nghĩ một cách khác biệt
  • Làm việc với người khác
  • Trao quyền
  • Sáng tạo và duy trì các nội quy
  • Luôn tìm kiếm những giải pháp lâu dài khi giải quyết mọi vấn đề
  • Trở thành trung tâm của các nguồn thông tin
  • Duy trì kênh liên lạc
  • Luôn đặt học sinh lên trên hết

Điều kiện làm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non Công lập và tư thục :

1. Đối với trường mầm mon

** Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.

Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.

– Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

** Phó Hiệu trưởng

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

– Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

Căn cứ pháp lý: Điều 16, 17 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT  ngày 13/02/2014 hợp nhất Quyết định về Điều lệ Trường mầm non.

Học phí:  3.000.000 – 4.000.000 đ/ học viên ( bao gồm phí kiến tập và phí cấp chứng chỉ) 

Ưu đãi học phí từ 100- 200k cho những trường hợp sau

  • Đăng ký nhóm
  • Đăng ký trước ngày khai giảng
  • Người quen giới thiệu 

Thủ tục hồ sơ cần đăng ký

– Đơn đăng kí (theo mẫu).

– 01 bản phô tô (công chứng)  bằng tốt nghiệp chuyên ngành mầm non.

– 02 tấm hình 3×4 (ghi rõ đủ họ tên, ngày sinh ở phía sau).

– 01 bản phô tô chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Lịch học và thời gian khai giảng hiệu trưởng mầm non

– Học cuối tuần hoặc tối

– Địa điểm nhận hồ sơ,  đăng ký và địa điểm học: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Điện thoại liên hệ: .0902919955 – 0973 86 86 81 Ms Hiền

Cấp chứng chỉ hiệu trưởng mầm non:

Kết thúc khóa học, học viên tham dự và hoàn chỉnh chương trình học theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận lớp đào tạo hiệu trưởng trường mầm non do trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương TP,HCM Cấp./.

Có một  Hiệu trưởng trường Mầm non đã tham gia khóa học, Cô rất say chuyên môn, Cô luôn khuyến khích chúng tôi tìm tòi, sáng tạo. Bản thân cô với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nhiều năm liền cô luôn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, và được Sở GD tặng giấy khen, được UBND tỉnh tặng Bằng khen cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với sự quản lý chỉ đạo sáng tạo của cô trong những năm học vừa qua nhà trường luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của ngành giáo dục, Nhiều năm liền Trường liên tục giữ vững Danh hiệu thi đua Tập thể Lao động xuất sắc.

Mỗi công việc trong trường đều được Cô giải quyết hợp tình, hợp lí, công việc có khó khăn đến đâu cũng được cô tháo gỡ. Trường Mầm non đô thị Sài Đồng là trường mầm non chất lượng cao đầu tiên của quận Long Biên và thành phố Hà Nội. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.

Trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Cô luôn quan tâm hỏi han động viên chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên. Cô còn là một người, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đề xuất ý kiến với cấp trên nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

The post Học lớp hiệu trưởng mầm non appeared first on Học Chứng Chỉ Sư Phạm.

]]>
https://chungchisupham.com/hoc-lop-hieu-truong-mam-non-1127.html/feed 0
Quy định chuẩn hiệutrưởng trường mầm non https://chungchisupham.com/quy-dinh-chuan-hieutruong-truong-mam-non-368.html https://chungchisupham.com/quy-dinh-chuan-hieutruong-truong-mam-non-368.html#respond Tue, 26 Sep 2017 02:39:51 +0000 http://chungchisupham.com/?p=368 QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆUTRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) QUY ĐỊNH CHUNG                                [...]

The post Quy định chuẩn hiệutrưởng trường mầm non appeared first on Học Chứng Chỉ Sư Phạm.

]]>

QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆUTRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON

Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT

ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
QUY ĐỊNH CHUNG
                                                                               

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn.

2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là hiệu trưởng).

Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng 

1. Làm căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá và tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường mầm non và năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng  phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;

3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.

3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt  ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí 

Chương II

 CHUẨN HIỆU TRƯỞNG

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp   

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

a) Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;

b) Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;

c) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;

d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu,  lãng phí; thực hành tiết kiệm.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

a) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường.

b) Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ;

c) Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì mục đích vụ lợi;

d) Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.

3. Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong

a) Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục;

b) Sống nhân ái, độ lượng, bao dung;

c) Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.

4. Tiêu chí 4. Giao tiếp, ứng xử

a) Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ;

b) Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;

c) Hợp tác và tôn trọng cha mẹ trẻ;

d) Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

5. Tiêu chí 5. Học tập, bồi dưỡng

a) Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;

b) Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

1. Tiêu chí 6. Trình độ chuyên môn

a) Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo dục mầm non;

b) Có năng lực chuyên môn để chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non;

c) Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuyên môn giáo dục mầm non;

d) Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.

2. Tiêu chí 7. Nghiệp vụ sư phạm

a) Có khả năng vận dụng các phương pháp đặc thù của giáo dục mầm non trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Có năng lực tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non;

c) Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về nghiệp vụ sư phạm của giáo dục mầm non.

3. Tiêu chí 8. Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non

a) Nắm vững chương trình giáo dục mầm non;

b) Có khả năng triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;

c) Có năng lực hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trường mầm non

1. Tiêu chí 9. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý

a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định;

b) Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.

2. Tiêu chí 10. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường

a) Dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.

3. Tiêu chí 11. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

a) Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo  quy định; Quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục;

b)  Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định;

c) Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, được cha mẹ trẻ tín nhiệm.

4. Tiêu chí 12. Quản lý trẻ em của nhà trường

a) Tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;

b) Tổ chức quản lý trẻ em trong trường mầm non theo quy định;

c) Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật trong nhà trường;

d) Thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ em.

5. Tiêu chí 13. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ;

b) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển toàn diện, hài hòa.

c) Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định.

6. Tiêu chí 14. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

a) Huy động và sử dụng đúng quy định của pháp luật các nguồn tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Quản lý sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu của nhà trường theo quy định.

7. Tiêu chí 15. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường;

b) Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định;

c) Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định;

d) Tổ chức sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý và thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

8. Tiêu chí 16. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục  

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhà trường theo quy định;

b) Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý theo quy định;

c) Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

9. Tiêu chí 17. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

a) Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;

b) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội

1. Tiêu chí 18. Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ

a) Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

b) Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ trẻ và cộng đồng về hoạt động, truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non;

c) Tổ chức phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng.

2. Tiêu chí 19. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương

a) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn;

b) Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non;

c) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN

Điều 8. Yêu cầu đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

1. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

2. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả được minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn được quy định tại chương II của văn bản này.

Điều 9.  Phương pháp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

1. Việc đánh giá hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được dựa trên các minh chứng liên quan để cho điểm từng tiêu chí. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên, tổng điểm tối đa của 19 tiêu chí là 190.

2. Việc xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được của các tiêu chí, cụ thể như sau:

a)  Đạt chuẩn:

– Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 171 đến 190 và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên;

– Loại khá: Tổng số điểm từ 133 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên;

– Loại trung bình: Tổng số điểm từ 95 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm.

b) Chưa đạt chuẩn – loại kém:

Tổng số điểm dưới 95 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau :

– Có tiêu chí 0 điểm;

– Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm.

Điều 10. Thành phần  quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

1. Thành phần đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng.

2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng:

a) Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu trong Phụ lục 1.

b) Nhà trường tổ chức đánh giá hiệu trưởng:

Đại diện của tổ chức cơ sở Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:

– Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 2;

– Các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường;  nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3.

c) Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý đánh giá hiệu trưởng:

– Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 4;

– Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ. 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

1. Đánh giá, xếp loại hiệu tr­ưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học.

2. Đối với hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.

Điều 12. Trách nhiệm của các bộ và địa phương

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các trường mầm non chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này và thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Thông tư này; báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai kế hoạch và chỉ đạo các trường thực hiện Thông tư này; báo cáo  với Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng./.

 

       

       

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(đã ký)

 

Nguyễn Thị Nghĩa 

The post Quy định chuẩn hiệutrưởng trường mầm non appeared first on Học Chứng Chỉ Sư Phạm.

]]>
https://chungchisupham.com/quy-dinh-chuan-hieutruong-truong-mam-non-368.html/feed 0
Địa chỉ học lớp hiệu trưởng mầm non tại Hồ Chí Minh https://chungchisupham.com/dia-chi-hoc-lop-hieu-truong-mam-non-tai-ho-chi-minh-258.html https://chungchisupham.com/dia-chi-hoc-lop-hieu-truong-mam-non-tai-ho-chi-minh-258.html#comments Sat, 04 Feb 2017 06:05:05 +0000 http://chungchisupham.com/?p=258 Bồi dưỡng và đào tạo Hiệu trưởng trường mầm non rất cần thiết nhiều học viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non tương đương hay cao hơn. Khóa học Hiệu trưởng trường mầm non cung cấp kiến thức quan trọng trong quản lý giáo dục, những kiến thức cơ sở, nghiệp vụ quản [...]

The post Địa chỉ học lớp hiệu trưởng mầm non tại Hồ Chí Minh appeared first on Học Chứng Chỉ Sư Phạm.

]]>
Bồi dưỡng và đào tạo Hiệu trưởng trường mầm non rất cần thiết nhiều học viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non tương đương hay cao hơn. Khóa học Hiệu trưởng trường mầm non cung cấp kiến thức quan trọng trong quản lý giáo dục, những kiến thức cơ sở, nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non và kinh nghiệm thực tế cho các hiệu trưởng, hiệu phó và chủ trường mầm non, nhóm trẻ hay ứng viên cho các vị trí tương tự. Kết thúc khóa học được cấp chứng chỉ theo QĐ.

Chương trình khung bồi dưỡng viên chức, cán bộ quản lý (VCQL, CBQL) trường mầm non nhà nước, tư nhân với mục tiêu bồi dưỡng, phát triển kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý trường mầm non. Khóa học Hiệu trưởng trường mầm non cũng giúp phát triển năng lực của VCQL, CBQL về lãnh đạo và quản lý trường nguồn lực trong một xã hội yêu cầu ngày càng cao về nhận thức, biết gắn tầm nhìn với hành động.

Thêm vào đó việc bồi dưỡng phát huy vai trò người lãnh đạo những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục & đào tạo (GD&ĐT), nâng cao chất lượng GD&ĐT, số lượng cán bộ quản lý trường mầm non phục vụ sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước trong tình hình mới.

Chương trình khung đào tạo định hướng theo các sở giáo dục và đào tạo(GD&ĐT),  có sự tham gia của 1 số chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm đã từng quản lý GD&ĐT của các tổ chức tương đương Vụ bậc học, học viện quản lý giáo dục (QLGD). Ngoài ra còn có sự đóng góp của giáo viên thỉnh giảng trường cản bộ quản lý giáo dục(CBQLGD tại Tp. Hồ Chí Minh, miền Bắc, Trung từ các trường mầm non, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBGD một số địa phương,..

Các phát sinh ngoài ý muốn trong tổ chức biên soạn chương trình, một số hạn chế khi triển khai không ít nên chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý, bổ sung quý báu để hoàn thiện chương trình ngày một tốt hơn. Khóa học Hiệu trưởng trường mầm non luôn đón nhận sự đóng góp của CBQLGD&ĐT và những khách hàng quan tâm. Chúng tôi cập nhật nội dung chương trình khung, thông tư quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục dành cho Hiệu trưởng trường mầm non:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON

  1. Mục tiêu chung:

– Giúp học viên nâng cao khả năng, kỹ năng lãnh đạo và quản lý toàn diện các hoạt động trong trường mầm non. Khi hoàn tất khóa học học viên có khả năng điều hành trường mầm non và hiểu biết rộng về các mối quan hệ trong xã hội phục vụ hoạt dộng trường mâm non.

– Tăng khả năng phối hợp tham gia các công tác quản lý chuyên môn ở các cấp và hình thành năng lực quản lý một trường mầm non 1 cách thành thạo.

– Học viên có thể nắm được các phong cách lãnh đạo hiện đại và các mô hình quản lý đào tạo, luật giáo dục cập nhật và các hồ sơ pháp lý liên quan đến thời điểm hiện tại. ngoài ra học viện cũng được phổ cập kiến thức cơ bản về quản lý nguồn lực giáo dục mầm non, những ứng dụng công nghệ thông tin thông dụng trong quản lý trường.

– Học viên có thể tự xây dựng được mô hình quản lý giáo dục trường mầm non toàn diện: Mục tiêu kế hoạch, nhiêm vụ & thành tựu sẽ đạt được, nội dung chương trình theo hướng dẫn từ cấp quản lý giáo dục và các biện pháp quản lý từ 1 trường mầm non phù hợp với thực tiễn.

  1. Tiêu chuẩn học viên tham dự:

– Cán bộ quản lý đương chức: hiệu phó, hiệu trưởng các trường mầm non.

– Cán bộ nguồn được quy hoạch và có suất được tham dự khóa học.

– Yêu cầu tối thiểu để tham dự: có trình độ từ trung cấp sư phạm mầm non trong hệ thống đào tạo nhà nước qui định trở lên.

  1. Chương trình bồi dưỡng khung:
STT Nội dung

 

Số tiết
1 Lý luận về QLGDMN

–         QLGDMN

–         Cơ sở pháp lý

50
2 Tâm lý học quản lý và XHH GDMN

– Tâm lý học QL    25 tiết

– XHH GDMN      25 tiết

50
3 Kỹ năng của người quản lý

–         Lập kế hoạch, soạn thảo văn bản                    10 tiết

–         Tổ chức sắp xếp đội ngũ, giải quyết THQL   10 tiết

–         Kiểm tra, đánh giá; QL chất lượng GDMN    20 tiết

–         Tổ chức hội họp, TH bài phát biểu                 10 tiết

–         Xây dựng MTGD                                           10 tiết

70
4 HT với công tác QL việc tổ chức, quản lý hoạt động CSGD trẻ ở trường MN

–         Quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng       20 tiết

–         Quản lý việc tổ chức chế độ sinh hoạt          20 tiết

–         Quản lý việc tổ chức thực hiện CT               20 tiết

60
5 Tham quan, dự giờ trường MN 60
6 Viết thu hoạch 10
  1. Học phí, thời gian, địa điểm, hồ sơ nhập học

– Học phí của khóa học:   3.000.000đ/1 học viên.

– Thời gian đào tạo của chương trình khung: theo quy định

– Có lớp cấp tốc: 3- 4 tháng vào tối hay ngày thứ Bảy, CN

Chứng chỉ quản lý mầm non

Học viên đăng ký tự do (chứng chỉ sư phạm, nghiệp vụ sư phạm…các khóa học ngắn hạn) liên hệ Cô Hiền:

Ms.Hiền – Điện thoại : 0902 91 99 55 – 0973 86 86 81

E-Mail : hienvt@giaoducvietnam.edu.vn

  1. Hồ sơ nhập học theo qui định:

– 02 ảnh 3×4 tiêu chuẩn

– 01 Bản chứng minh nhân dân công chứng

– 01 bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp mầm non trở lên công chứng

The post Địa chỉ học lớp hiệu trưởng mầm non tại Hồ Chí Minh appeared first on Học Chứng Chỉ Sư Phạm.

]]>
https://chungchisupham.com/dia-chi-hoc-lop-hieu-truong-mam-non-tai-ho-chi-minh-258.html/feed 1